Mục đích nghiên cứu: Làm cơ sở cho nhà sản xuất ra các sản phẩm theo yêu cầu của thị trường, người tiêu thụ chọn được sản phẩm phù hợp và đúng chất lượng theo nhu cầu, Nhà nước kiểm tra, giám sát việc trồng cây xanh nơi công cộng và xử lý khi có sự tranh chấp giữa người mua và người bán. Giảm thiểu tổn phí.

Lý do nghiên cứu:

Sau nhiều năm nghiên cứu số liệu, thử nghiệm tại một số vườn ươm cây giống lâm nghiệp phục vụ trồng rừng, cảnh quan đường phố, công viên, khuôn viên…Và cây xanh mới trồng trong những năm gần đây chúng tôi nhận thấy:

– Chất lượng cây xanh mới trồng hiện nay đáng báo động vì khả năng bảo vệ môi trường kém và thẩm mỹ chưa phù hợp với kiến trúc.

–          Chọn cây trồng có đường kính gốc, chiều cao quá lớn nhưng đường kính và chiều cao bầu rễ quá nhỏ.

–          Hệ rễ chống đỡ không đủ khả năng chống chịu với mưa to, gió lớn và tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.

–          Rễ cọc (rễ cái, rễ trụ) của một số loài cây cổ thụ như sao, dầu… bị cắt có vết thương quá lớn, vì thế mầm bệnh dễ dàng tấn công và đã có hiện tượng bị bệnh rỗng ruột ở cây sao, dầu… có đường kính 15 – 25cm.

–          Chi phí tốn kém nhưng hiệu quả không cao.

Mục đích nghiên cứu:

 Làm cơ sở cho nhà sản xuất ra các sản phẩm theo yêu cầu của thị trường, người tiêu thụ chọn được sản phẩm phù hợp và đúng chất lượng theo nhu cầu, Nhà nước kiểm tra, giám sát việc trồng cây xanh nơi công cộng và xử lý khi có sự tranh chấp giữa người mua và người bán. Giảm thiểu tổn phí.

Các số liệu nghiên cứu:

Nghiên cứu sự tương quan giữa đường kính thân, chiều cao, đường kính bầu rễ, chiều cao bầu rễ

Bảng 1: Quan hệ giữa đường kính thân và chiều cao:

Đường kính thân (cm ) Chiều cao bình quân (m) Chiều cao Max (m)
1,5 1,2 – 1,5 1,8
2,0 1,5 – 2,0 2,5
2,5 2,0 – 2,5 3,5
3,0 2,5 – 3,0 4,0
4,0 3,0 – 3,5 4,0
5,0 3,5 – 4,0 4,5
6,0 4,0 – 4,5 4,5
7,0 4,5 – 5,0 5,0
8,0 4,5 – 5,0 5,0
9,0 5,0 – 5,5 5,5
10 5,0 – 5,5 5,5
11 5,0 – 5,5 5,5
12 5,5 – 6,0 6,5

Các cây như: sao, dầu nước, dầu lông, sến mũ, lông não, chập choại, cui, tùng bách tán, bách tán lá gai, bằng lăng nước…

 

Bảng 2: Quan hệ giữa đường kính thân, chiều cao và số cành trên trục thân chính

Đường kính thân (cm) Chiều cao thân (m) Số cành phân bố trên thân
0,5 0,8 Trên 3 cành
1,0 1,0 Trên 4 cành
1,5 1,5 Trên 5 cành
2,0 2,0 Trên 6 cành
2,0 2,5 Trên 7 cành

 

Cây nhỏ đơn thân và tán tròn rộng: những cây trưởng thành có chiều cao trung bình dưới 8m. Muồng hoa vàng, kiều hùng, bò cạp đỏ…

 

Bảng 3: Quan hệ giữa chiều cao và số cành trên trục thân chính:

Chiều cao (m) Số cành trên trục thân chính
0,8 Trên 4 cành
1,0 Trên 5 cành
1,5 Trên 7 cành
2,0 Trên 8 cành
2,5 Trên 8 cành

 

Bảng 4: Quan hệ giữa đường kính thân và đường kính túi bầu nhỏ nhất và chiều cao túi bầu

Đường kính thân (cm) Đường kính túi bầu (cm ) Chiều cao bầu rễ (cm)
1,5 30 36
2,0 35 42
2,5 40 48
3,0 45 54
3,5 50 60
4,0 50 60
4,5 55 66
5,0 60 72
6,0 70 84
7,0 80 96
8,0 85 102
9,0 95 114
10,0 100 120
11,0 120 144
12,0 135 162

Chiều cao bầu rễ = đường kính bầu rễ x 1,2. Bầu rễ có hình thang cân, cạnh đáy = ½ cạnh trên.

Chiều cao trên 8m rễ có rễ trụ (rễ cọc, rễ cái) khuynh hướng mọc sâu xuống.

 

Bảng 5: Quan hệ giữa đường kính thân và đường kính bầu rể nhỏ nhất và chiều cao bầu rễ .

Đường kính thân ( cm ) Đường kính túi bầu (cm ) Chiều cao bầu rễ (cm)
1,5 30 20
2,0 35 23
2,5 40 26
3,0 45 30
3,5 50 33
4,0 50 33
4,5 55 36
5,0 60 39
6,0 70 45
7,0 80 52
8,0 85 55
9,0 95 62
10,0 100 65
11,0 120 78
12,0 135 88

 

Chiều cao bầu rễ = đường kính bầu rễ  x 65%, các trị số chiều cao bầu rễ được làm tròn số. Bầu rễ có hình thang cân, cạnh đáy = ½ cạnh trên

Chiều cao cây trưởng thành trên 8m, tán tròn rộng, hệ rễ có khuynh hướng mọc ngang.

 

Bảng 6: Quan hệ giữa chiều cao cây trồng với bầu rễ của cây có chiều cao cây trưởng thành dưới 8m.

Chiều cao (m) Đường kính bầu rễ (cm) Chiều cao bầu rễ (cm)
0,8 10 15
1,0 12 18
1,5 15 22
2,0 18 27
2,5 20 30

 

Đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu các mối tương quan: đường kính thân, chiều cao, đường kính bầu rễ và chiều cao.

 

Các thuật ngữ dùng trong đề tài nghiên cứu này:

Đường kính thân: đường kính được đo trên thân cây trồng cách cổ rễ 15cm, nếu tại điểm 15cm đường kính thân lớn hơn 10cm thì đo ở điểm 30cm tính từ cổ rễ theo tiêu chuẩn vườn ươm của Mỹ năm 2004.

Bầu rễ:  đất chứa các chất hỗn hợp có lợi cho cây được làm bằng nhựa tổng hợp hoặc chậu đất sét nung hoặc các sản phẩm từ tre…

Chiều cao cây trồng: được tính từ cổ rễ đến ngọn của trục thân chính.

Trục thân chính: phần chính của cây trước khi ra cành nhánh.

Cành nhánh: phần hình thành từ trục thân chính

Đường kính bầu rễ được tính theo đường kính của túi bầu

Chiều cao bầu rễ: được tính từ cổ rễ xuống đáy của bầu rễ. Tùy thuộc vào hệ rễ của loài cây trồng.

 

Nguyễn Sơn Thụy

                                                               Chi cục Lâm nghiệp