Trong nghệ thuật kiến trúc cảnh quan mặt nước được chia thành 3 loại: lớn (sông, hồ), nhỏ (suối, thác, ghềnh, kênh) và bể nước trang trí.

 

Nguyên tắc tổ chức phong cảnh cho mặt nước lớn chủ yếu là việc bố cục khu đất ven bờ. Bởi vì, không gian mặt nước bao la, môi trường trong lành, mát mẻ rất thích hợp cho các hoạt động vui chơi giải trí (như bơi thuyến, câu cá và các môn thể thao dưới nước khác). Những hoạt động này không thể không có các khu phục vụ làm các hoạt động phụ trợ ở ve bờ (như khởi động, nhà thuyền, chỗ ngồi nghỉ, phơi nắng v.v..)

Hơn nữa mặt nước lớn còn là trung tâm quần tụ của hệ thống vườn công viên hay công viên đa chức năng hoặc tổ hợp các công trình kiến trúc (như quần thể nhà Hội đồng tương trợ kinh tế ở Matcơva).

Trường hợp mặt nước là hạt nhân bố cục vườn – công viên việc tổ chức nghỉ ngơi – giải trí cũng như bố cục phong cảnh phải gắn bó chặt chẽ giữa mặt nước và bờ. Ở đây cây xanh ven bờ đóng vai trò rất quan trọng, vừa làm phong phú vừa chia cắt không gian mặt nước với những hình thái sinh động như cây rủ, tháp…

Việc mở cảnh trên bề mặt nước và sự cảm thụ chúng khi đến từ tuyến đường ven bờ, cầu cũng như từ thuyền trên các tuyến bơi là rất quan trọng. Nó quyết định sự phụ thuộc vị trí lẫn nhau và các giải pháp phong cảnh co “vịnh” đảo và bán đảo.

Đối với những đô thị vùng thượng lưu của các con sông có dòng chảy mạnh, dốc, mặt nước thường được xử lý tạo hình nhằm nâng cao hiệu quả nghệ thuật và sự phong phú trong việc sử dụng nghỉ ngơi – giải trí. Hệ thống mặt nước – cây xanh ở Erevan (SNG) là một thí dụ mẫu mực về nguyên tắc này. Hệ thống mặt nước được hình thành trên cơ sở con sông Razdan. Do thành phố ở vùng núi, có độ dốc lớn nên mực nước hay thay đổi theo mùa và chảy mạnh. Người ta đã lợi dụng đặc điểm đó để tạo ra hệ thống không gian mặt nước khá đẹp với những âm thanh sôi nổi của tiếng thác đổ bằng việc xây dựng các đập tràn dọc sông, hình thành các hồ chứa nước. Trên cơ sở đó tổ chức vùng nghỉ ngơi – giải trí cho nhân dân thành phố.

Các trường hợp mặt nước lớn là “sườn tựa” cho các quần thể kiến trúc đô thị. Ở đây mặt nước mang tính chất trang trí và cải thiện môi trường là chính. Qua gương nước, chúng ta dễ dàng thụ cảm hình dáng kiến trúc và có cảm giác nhà mềm mại, bờ nước thường được kè, có thể bằng đá hoặc bằng bê-tông cốt thép. Ven bờ là đường đi bộ dùng để dạo chơi.

Nguyên tắc này chỉ được dùng cho những đô thị nằm ở vùng hạ lưu không có lũ lụt như Pari, Hải phòng, Huế…

Ngoài mặt nước lớn là sông hồ ra, khu đất ven bờ biển cũng có ý nghĩa lớn trong việc hình thành cảnh quan đô thị (Nha Trang, Hòn Gai, Cẩm Phả…). Đó là các công viên, vườn, đại lộ dọc bờ biển, một trong những thành phần quan trọng nhất về mặt nghỉ ngơi – giải trí cũng như là nhân tố trung gian chuyển tiếp từ khu xây dựng thành phố ra không gian bao la của mặt biển.

–        Mặt nước nhỏ

Mặt nước nhỏ đóng vai trò lớn trong việc lớn trong việc hình thành cảnh quan đô thị, đặc biệt là về mặt trang trí. Mặt nước nhỏ thường làm bố cục trung tâm trong các sân trong của quần thể kiến trúc, trong các vườn nhỏ. Trong trường hợp này, mặt cước có thể ở dạng bố cục tự do hay hình học còn tuỳ thuộc vào bố cục chung của vườn và công trình kiến trúc, cũng như tính chất của công trình cần nghiêm trọng hay vui nhộn.

Thông thường, trong các công trình có tính chất trang nghiêm như trụ sở làm việc của Hội đồng thành phố hay các quần thể kiến trúc cổ, mặt nước có dạng hình học.

Ở Ba-tư cổ, mặt nước thường có dạng kênh chảy trên các sân cao. Nước từ sân trên đổ xuống sân dưới thành những thác nhỏ.

Nhà trưng bày ở lâu đài Dfekhin – Xutum (Ý) cũng là một mẫu mực tuyệt tác nhất về việc sử dụng mặt nước nhỏ: từ toà nhà trải dần xuống 12 sân chênh nhau 1,5 m – 1,8 m với những thác nước róc rách chảy từ sân nọ xuống sân kia dưới những bụi nước mềm mại của các vòi phun.

Lăng Tạ – Mahal (Ấn độ) nổi tiếng về giá trị nghệ thuật cũng nhờ một phần ở con kênh hình chữ nhật có vị trí dọc theo trục lăng, ở phía trước soi bóng công trình.

Nếu như các thác nước và vòi phun ở Ý góp phần nhấn mạnh tính chất dật cấp của địa hình và trục bố cục chính của vườn – lâu đài thì kênh nước phẳng lặng lại là cái “gương” soi bóng cảnh quan trong không gian của công viên và đô thị Pháp ở thế kỷ XVII.

Về sau, mặt nước hỏ có dạng tự nhiên đã trở thành một thành phnầ thiết yếu trong sân vườn nhằm phù hợp và ăn nhịp với bố cục tự do trong kiến trúc hiện đại (bố cục suối tự nhiên  trong sân trong của khách sạn Thắng lợi Hà nội là một thí dụ về nguyên tắc này).

Trường hợp mặt nước nhỏ có đường bờ tự nhiên ít khi đựơc be bờ mà thường được kết hợp với các tổ phần yếu tố thiên nhiên khác như cây xanh, địa hình hay kiến trúc nhỏ nhằm tăng cảm giác về phong cảnh thiên nhiên trong cảnh quan đô thị. Chẳng hạn, trên dòng suối có thể bố trí một số hòn đá tự nhiên với chiếc cầu nhỏ bắc qua.

Ở một số công trình có tính chất nghỉ ngơi – giải trí, để phục vụ cho ý đồ trang trí còn có thể sử dụng một số dạng mặt nước giả như suối cạn, ghềnh khô v.v… (thí dụ suối cạn ở khách sạn Vĩ Xuyên (Nam Định), biệt thự Đồ Sơn..)

Vào những năm gần đây, mặt nước bắt đầu được sử dụng với tư cách là những chi tiết bố cục của toà nhà chính. Các con kênh có mực nước cùng cốt với sân và bãi cỏ, bao quanh chu vi toà nhà sinh viên và nhà thờ ở trường Đại học Tổng hợp Xaxacxa (Anh) đã làm tăng hiệu quả chiều sâu không gian là một mẫu mực về nguyên tắc này. Ở đây con kênh được nghiên cứu như một chi tiết của toà nhà.

Bể nước trang trí

Bể nước trang trí thường được bố trí trên đường phố, quảng trường, sân trong trong các khu trung tâm thương nghiệp, công cộng nhằm tô điểm thêm cảnh quan đô thị và cải thiện vi khí khậu khu vực cũng như có tác dụng giáo dục thẩm mĩ cho nhân dân. Đôi khi, bể nước trang trí cũng làm nhiệm vụ trung tâm bố cục (trường hợp không gian nhỏ như ác sân nghỉ, quảng trường có quy mô bé, vườn hoa…)

Thông thường bể nước trang trí có hai loại: bể nước động (có vòi phun) và bể nước tĩnh (lặng).

Bể nước tĩnh thường có hai dạng: bể nước tĩnh kết hợp với các yếu tố tạo cảnh khác (như non bộ; cây dưới nước: sen, súng) và bể nước tĩnh thuần tuý (không có sự kết hợp các yếu tố khác).

Bể nước trang trí non bộ và thả cây, thường được bố trí trong sân nhà ở và một số công trình cổ làm nhiệm vụ trung tâm bố cục. Để thưởng thức nghệ thuật non bộ và tha cây dưới nước, người ta thường đứng gần. Do đó kích thước bể không lớn lắm, nếu bể nhỏ thì thường được đặt trên bệ có độ cao ngang tầm mắt để dễ quan sát, trường hợp này, vật liệu trang trí cho thành bể có ý nghĩa rất lớn.

Thành bể kết hợp với nước, nghệ thuật non bộ và cây để tăng giá trị trang trí của bể nước tĩnh.

Bể nước tĩnh thuần tuý thường làm nhiệm vụ soi bóng các yêu tố phongc ảnh là chính. Vì thế, thành bể thường thấp hoặc có khi cùng cốt với nền sân. Khi bể nước có vị trí ở trước nhà, bể nước tĩnh kiêm luôn cả nhiệm vụ bố cục trung tâm của sân trước, hoặc cũng có thể làm trung tâm bố cục của các quảng trường đô thị, trong các khu trung tâm công cộng. Ở đây bể nước thường có quy mô lớn hơn bể nước tĩnh có kết hợp với các yêu tố tạo cảnh khác.

Bể nước động có tính chất trang trí cao nhờ sự sinh động của các tia nước (khi nước được tung mạnh hay toả nhẹ như khói, nhiều hay ít tia, tia xiên hay tia thằng đứng v.v…) hay sự gợn sóng của bể nước cũng như âm thanh đa dạng do tia nước phát ra. Chính vì vậy bể nước động thường đựơc dùng để tô điểm cho các quần thể kiến trúc cảnh quan đô thị, nhất là ở những chỗ tập trung đông người. ngoài ra còn dùng bể nước động làm mát môi trường nóng bức.

Bể nước động trên các quảng trường đô thị, ở các trung tâm thương nghiệp, trên các khu vực công cộng nằm trong bố cục chung của quần thể kiến trúc và là một trong những thành phần bố cục chính. Ở đây giá trị trang trí các bể nước động góp phần làm tăng giá trị nghệ thuật của quần thể kiến trúc.

Đối với các quảng trường trước các công trình công cộng lớn cũng cần phải theo nguyên tắc đó để nhấn nạnh tính hoành tráng của toà nhà. Ở đây bể nước đóng vai trò bố cục chủ yếu của quảng trường nên cần có quy mô lớn, vòi phun mạnh khoẻ. Để tăng cường giá trị trang trí, có thể kết hợp mặt nước với các vật liệu trang trí bằng đá, thép, thuỷ tinh tạo màu sắc góp phần tăng cảm giác lấp lánh của tia nước, đặc biệt có hiệu quả về ban đêm.

Trong bố cục các công trình kiến trúc độc lập được xây dựng vào những năm gần đây, bể nước động cũng bắt đầu đựơc sử dụng với tư cách là những chi tiết bố cục của toà nhà chính. Mẫu mực cho nguyên tắc này là hai bể nước hình chữ nhật với vòi phun được bố trí trước mặt chính của bảo tàng Lê nin ở Taskent (SNG). Ở đây màn nước mỏng kết hợp với dạng hình học cùa công trình đã làm tăng sự hài hoà về bố cục hình khối không gian cảu kiến trúc hoành tráng.

Các bể nước động bố trí trên quảng trường, trước cổng công viên và trên sân trung tâm công viên thường được sử dụng làm trung tâm bố cục. Để đạt được điều đó, bể nước động cũng thường có quy mô lớn, nước phun mạnh.

Trong các vùng chức năng riêng biệt của công viên, sân trong, vườn nhỏ cũng có thể sử dụng bể nước động làm trung tâm bố cục. Nhưng ở trong các trường hợp này, bể nước động nên có quy mô bé, hình dạng bể tự nhiên, nước phun nhẹ, mỏng…