- Thiết kế vườn lan trồng cây lan con cấy mô
Cây con trong phòng thí nghiệm được nuôi trong điều kiện đủ dinh dưỡng, nhiệt độ mát mẻ, cường độ ánh sáng nhẹ, ẩm độ cao. Do vậy, khi chuyển cây lan từ chai mô ra vườn ươm cần chú ý tạo tạo các điều kiện cho cây lan con phù hợp.
Cụ thể:
– Vườn ươm phải thông thoáng, cao ráo và sạch sẽ chiều cao vườn 3 – 3.5m.
– Vườn phải có lưới che ánh sáng đạt 30 – 50% ánh sáng tự nhiên.
– Có mái che để ngăn ngừa mưa lớn vào mùa mưa.
– Có hệ thống tưới phun sương.
- Dụng cụ
– Thau dùng chứa nước rửa cây lan con sạch môi trường nuôi cấy.
– Giấy báo + khay (rỗ) để trữ cây.
– Bình phun sương.
– Giá thể trồng là xơ dừa, dớn đen hoặc dớn trắng chuẩn bị tuỳ theo loại
cây lan (lan con Dendro, Mokara, Cattleya, Ren,… sử dụng giá thể là
xơ dừa; riêng lan con Hồ Điệp sử dụng giá thể là dớn trắng).
– Thuốc phòng trừ nấm bệnh như Mancozeb, Dithan…
– Vĩ bằng xốp hoặc vĩ nhựa có lỗ để trồng cây
- Cây giống
Cây lan cấy mô được nuôi dưỡng trong các chai cấy, hộp nhựa. Sau khi cây lan con đã phát triển hoàn chỉnh, cao khoảng 3 – 4 cm, có bộ rễ cân đối với lá, có thể chuẩn bị để mang ra trồng.
- Các phương pháp tiến hành
Phương pháp xử lý giá thể:
– Giá thể xơ dừa:
+ Vỏ dừa phải được ngâm nước trong vòng 1 tuần để loại bỏ bớt chất tanin.
+ Cắt vỏ dừa thành từng miếng dài khoảng 5cm vừa đủ để bó cây lan con, đập tơi miếng xơ dừa đã được cắt và tiếp tục xả nước 2 – 3 lần.
+ Ngâm xơ dừa trong thuốc nấm ở nồng độ 1‰. (có thể sử dụng xơ dừa trong vòng 3 – 4 giờ sau khi ngâm thuốc nấm).
* Lưu ý: Xơ dừa sử dụng là từ vỏ dừa khô.
– Giá thể dớn trắng: Ngâm nước từ 1 – 2 ngày, sau đó ngâm thuốc nấm ở nồng độ 1‰ là có thể sử dụng làm giá thể cho cây lan con hậu cấy mô.