Giới thiệu cây sao đen

SAO ĐEN Hopea odorata Roxb., 1819

Tên đồng nghĩa: Hopea odorata var. flavescens Pierre & var. oglandulosa Pierre, 1890

Tên khác: Cây sao, mạy khèn ( Lào), sao cát, sao bã mía, sao nghệ, mạy khen hua, mạy thong.

Họ: Dầu – Dipterocarpaceae

Liên hệ đặt hàng mua cây sao đen

Mô tả tổng quan về cây sao đen:

Thuộc loại cây gỗ lớn, thường xanh, cao 30- 40m, thân hình trụ thẳng, đường kính 60- 80cm, chiều cao dưới cành 15-25m. Vỏ ngoài nâu đen, nứt dọc sâu thành những miếng dày, xù xì. Vỏ trong mầu nâu đỏ, nhiều sợi. Cành non và cuống lá phủ lông hình sao xám, sau nhẵn. Lá hình trái xoan thuôn hay hình mũi mác, dài 8-14cm, rộng 3-6cm, đầu có mũi tù ngắn, gốc hơi lệch, gân cấp hai 8-10 đôi, nổi ở mặt dưới; gân nhỏ cong queo, gần song song, hai mặt lá có lông hình sao, ở nách gân cấp hai mặt dưới lá thường có tuyến. Cuống lá dài 12- 18mm.

Cụm hoa hình chuỳ mang mang nhiều bông, mọc ở nách lá hay đỉnh cành; trục cụm hoa có lông xám trắng, mỗi cụm hoa thường mang 10-12 bông, mỗi bông có 4-6 hoa. Hoa gần không cuống, lá đài 5, phía ngoài và trong có lông. Cánh hoa 5, hình lưỡi hái, mép có răng, có lông ở ngoài. Nhị 15-19; chỉ nhị rộng và dẹt, phía trên thót lại; bao phấn có trung đới hình dùi, mảnh. Bầu có lông, vòi nhẵn.

Quả hình trứng, đường kính 7-8mm, mang 2 cánh phát triển, dài 5-6cm, rộng 1-2cm, có 7- 11 gân song song. Khi non quả có màu xanh lá cây, khi già chuyển sang màu vàng nâu.

Các thông tin khác liên quan đến cây sao đen:

Chi Sao đen (Hopea) có quan hệ gần gũi với chi Sến mủ (Shorea). Chúng cùng được sắpxếp vào Tông Sến mủ (Shoreae). Chi Sao đen (Hopea) gồm tới trên 100 loài, phân bố chủ yếuở vùng Đông Nam Á. Ở nước ta, chi Sao đen có khoảng 11 loài.

Phân bố của cây sao đen:

Việt Nam: Cây sao đen thường gặp ở hầu hết các tỉnh tử Quảng Nam trở vào, bao gồm:Kon Tum, Gia Lai (Hậu Bổn, Cheo Reo), Đắk Lắk, Lâm Đồng,Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình  Thuận, Bình Phước, BìnhDương, Tây Ninh,  Đồng Nai, Bà Rịa–Vũng Tàu, Thành phốHồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang (Phú Quốc)… Khu vực tập trung cây sao đen chủ yếu nhất ở vùng Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên. Cây cũng đã được trồng ở nhiều tỉnh cả phía Nam và phía Bắc Việt Nam.Tại Hà Nội cây được trồng từ đầu thế kỷ XX. Phố Lò Đúc, HàNội có hàng sao đen rất nổi tiếng.

Thế giới: Lào, Cămpuchia, Malaysia, Án Độ, Thái Lan.

Đặc điểm sinh học cây sao đen:

 Sao đen sinh trưởng thuận lợi ở các khu vực nhiệt đới ẩm có 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Các vùng phân bố tự nhiên của sao đen thường có nhiệt độ trung bình năm khoảng 24-25 0 C; lượng mưa 1.800-2.000mm/năm. Cây sao mọc trong các kiểu rừng kín thường xanh, ở độ cao dưới 700m so với mặt biển. Cây cũng gặp tại các khu rừng khộp, nhưng kích thước nhỏ hơn so với khi phân bố trong rừng thường xanh. Cây có tính quần thụ cao, nên thường chiếm ưu thế trong các rừng nguyên sinh.

Hiện nay, do bị khai thác rất mạnh nên chỉ gặp sao đen mọc rải rác hay chỉ từng đám nhỏ, hỗn giao với các loài cây họ Dầu hay họ Đậu khác tạo thành kiểu rừng ưu thế cây họ Dầu + họ Đậu nổi tiếng trong vùng Đông Nam Bộ. Cây ưa đất ẩm, sâu dày; thích hợp nhất là đất phù sa cổ và sét pha cát của vùng Đông Nam Bộ. Cây cũng phát triển rất tốt trên đất đỏ bazan sâu, dày, tốt và ẩm mát với độ pH 4,5-5,0. Khi non, sao đen là cây chịu bóng. Đến giai đoạn sau 3-4 năm tuổisao đen hoàn toàn là cây ưa sáng, nên luôn luôn chiếm tầng cao nhất của rừng.Tái sinh tự nhiên tốt ở các khu rừng có độ tàn che nhẹ. Phân bố của sao đen ở Việt Nam Khi đưa ra trồng ở các tỉnh miền Bắc, sao đen phát triển bình thường về chiều cao và đường kính. Nhưng thường không ra hoa kết quả hàng năm, vì khi cây ra hoa thường gặp các đợt gió mùa Đông- Bắc rét đậm, nên toàn bộ hoa bị rụng đi. Mùa hoa tháng 2-3, mùa quả tháng 4-7.