Loài bằng lăng cho bóng mát và cho hoa đẹp nên được trồng làm hoa cảnh. Thật ra ngoài cây bằng lăng hoa tím còn có hoa các màu đậm, lợt trắng, hồng, đỏ, bằng lăng tím,… nhưng loài cây bằng lăng tím vẫn chiếm ưu thế và cuối thu nhiều giống cũng rụng lá vàng, lá đỏ như cây phong xứ lạnh. Vài giống lùn, lùm bụi, cũng được chọn làm cây kiểng, mùa hoa nở đầy chậu.

Cây bằng lăng tím tên khoa học: Lagerstroemia speciosa. Thuộc họ: Tử vi (Lythraceae). Cây bằng lăng tím là loại cây xanh thường rụng lá, cao 15-25m, đường kính 30-50cm. Vỏ cây bằng lăng màu xám,nứt dọc.cành con hình trụ, nhẵn hay hơi phủ lông nhung.  Lá đơn mọc đối hay gần đối ,hình bầu dục , đầu có mũi nhọn , gân bên 12-17 đôi . Cụm hoa bằng lăng màu tím đầu cành hình chóp dài 15-20cm.  Qủa bằng lăng hình trứng ,dài 2cm, đường kính 18mm

Chăm sóc cây bằng lăng tím:

Cây bằng lăng giống ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làm sạch cỏ để tránh được những sâu bệnh gây hại. Khi phát hiện nấm bệnh trên cây bằng lăng tím nên tưới dung dịch booc đo 1% hay COC 85 liều lượng 25gr / cho 1-2 bình 8 lít, phun sương đều trên mặt lá và phun định kỳ 1 lần/ tuần. Để giữ được bộ lá cây bằng lăng tím xanh tốt phải thường xuyên theo dõi sâu bệnh. Nếu phát hiện sâu ăn lá hoặc một số côn trùng khác có thể dùng Bassa 50ND pha 1/400 – 1/600 hoặc dùng Methyl parathion 0,1% để phun.

Để cây bằng lăng tím mau tăng chiều cao có thể áp dụng một số biện pháp sau:

+ Chặt bớt những cành thấp lè tè bên dưới, chỉ chừa lại vài cành phía trên, tự nó sẽ dồn dinh dưỡng lên trên và mọc cao hơn!

+ Chú ý tưới nước đầy đủ, muốn cây bằng lăng mau lớn thì bác cũng nên bón phân thêm cho cây, bón cả phân hữu cơ và vô cơ càng tốt, nhưng ít nhất cũng phải cho chừng 1-2 nắm phân DAP hoặc NPK trong vòng 1,5-2 tháng 1 lần. Sau 1 mùa mưa cây bằng lăng tím sẽ cao vút, tàn lá xanh um và nhiều hoa.